Bệnh quai bị - chớ có xem thường!

Đây là một bệnh nhẹ nhưng nếu coi thường có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Benh quai bi cho co xem thuong
Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. (Hình minh họa)
Gần đây, có nhiều trường hợp bị bệnh quai bị tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, hè và chưa có thuốc đặc trị.
PGS.TS Phạm Ngọc Đính – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, quai bị là một bệnh cấp tính do nhiễm virus và dễ lây lan.
Khi đã mắc bệnh một lần hoặc được tiêm phòng vaccine (khoảng 95% số người sau khi tiêm vaccine quai bị được miễn dịch bảo vệ lâu dài, có thể suốt đời), hầu hết bệnh nhân đều không mắc lại.
Bình thường, bệnh mắc ở trẻ em, tuy nhiên, với sự phổ biến của vaccine chủng ngừa, hiện nay trên thế giới người ta thấy khoảng 50% trường hợp bệnh quai bị xuất hiện ở thanh niên.
Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sốt và sưng một hoặc cả hai bên tuyến mang tai, đôi khi cả tuyến dưới lưỡi và tuyến hàm trên. Có tới 40-50% số người bị nhiễm virus quai bị có liên quan đến các triệu chứng đường hô hấp, nhất là người bệnh dưới 15 tuổi.
Biểu hiện của biến chứng viêm tinh hoàn là sau 7-10 ngày, bệnh quai bị đã thuyên giảm, bệnh nhân lại sốt cao 39-400C, tinh hoàn một hoặc hai bên sưng nóng đỏ đau. Sau khoảng 10 ngày triệu chứng này cũng thuyên giảm và khỏi.
Nguy hiểm ở chỗ, ngoài tuyến mang tai, một số cơ quan khác cũng có thể bị viêm đồng thời như tuyến nước bọt, màng não, tuyến sinh dục (tinh hoàn hoặc buồng trứng).
Bệnh quai bị lây truyền bằng đường hô hấp qua nước bọt có chứa virus. Vì vậy, người mắc bệnh cần cách ly ở phòng riêng trong 9 ngày kể từ khi sưng tuyến mang tai. Nếu triệu chứng sưng giảm, có thể rút ngắn số ngày cách ly. Lưu ý những đồ dùng bị nhiễm dịch tiết đường mũi họng của bệnh nhân phải được sát trùng cẩn thận.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lộc - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư tư vấn, khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu đúng là quai bị, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà. Cần hạ nhiệt bằng cách lau người trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh).
Có thể cho dùng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau, cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.
Chú ý, khi trẻ bị bệnh cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó). Để trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau. Đặc biệt, không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn. Cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có các biểu hiện biến chứng.
Có thể đề phòng biến chứng gây vô sinh
Bác sĩ Hồ Mạnh Tường – Trưởng khoa Hiếm muộn bệnh viện Phụ sản Từ Dũ cho biết một khảo sát trên 400 cặp vợ chồng đến khám vô sinh tại bệnh viện cho thấy: Trong 52 trường hợp kích thước tinh hoàn nhỏ hơn bình thường, đã có hơn 50% bị bệnh quai bị sau dậy thì. Trong 36 trường hợp có tiền căn quai bị sau dậy thì, có 28 trường hợp teo tinh hoàn hai bên.
Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì. Thống kê của Bệnh viện Từ Dũ cho thấy tỷ lệ có biến chứng viêm tinh hoàn có thể từ 20-35%. Khi bị viêm, tinh hoàn đau và sưng to, thường kèm với sốt.
Sau đó, quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong khoảng 50% những bệnh nhân này. Quá trình teo tinh hoàn sẽ diễn tiến trong vòng 1-6 tháng sau. Quá trình sản sinh tinh trùng sẽ giảm dần và có thể mất hẳn. Nếu bị viêm cả hai bên tinh hoàn (khoảng 15%), sẽ dẫn đến vô sinh hoàn toàn.
Đối với phụ nữ bị quai bị, viêm buồng trứng rất hiếm gặp và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ.
Ngoài ra, bệnh quai bị có thể có biến chứng ở hệ thần kinh trung ương như viêm màng não vô khuẩn không để lại di chứng và viêm não. Thậm chí, bệnh nhân bị di chứng liệt, não úng thủy. Bệnh quai bị có thể xảy ra ở thai phụ trong thời kỳ 3 tháng đầu nhưng trẻ sinh ra không bị dị tật bẩm sinh.
Vaccine quai bị được chỉ định tiêm phòng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên, được tiêm vào bắp hoặc dưới da. Tiêm liều tốt nhất vào lứa tuổi từ 12-15 tháng, sau đó tiêm liều thứ 2 khi trẻ từ 4 tuổi trở lên.
Để giảm thiểu tác hại của di chứng trên tinh hoàn, có thể áp dụng các biện pháp điều trị như nghỉ ngơi tại chỗ, đặc biệt khi có sưng tinh hoàn thì phải nghỉ tuyệt đối, chườm mát tinh hoàn, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, sử dụng thuốc kháng viêm. Nếu bị biến chứng viêm tinh hoàn mà được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh cũng khỏi không gây di chứng vô sinh.
Bác sĩ Tường khuyến cáo: Nam giới bị biến chứng có thể đến các trung tâm điều trị vô sinh để xin trữ lạnh tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều. Việc lưu trữ tinh trùng dự phòng trong những trường hợp quai bị nên được thực hiện ở thanh niên chưa lập gia đình hoặc chưa có con.
Đến nay, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã chào đón nhiều em bé hoàn toàn khỏe mạnh chào đời từ người cha bị biến chứng viêm tinh hoàn do bệnh quai bị. Đó là những trường hợp chỉ bị teo 1 bên tinh hoàn hoặc số lượng tinh trùng giảm nhưng vẫn đủ để làm thụ tinh trong ống nghiệm.

_____________________________________________________

Bạn từng có vấn đề về sức khỏe như Huyết áp, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận – sỏi mật, gút, viêm loét, thần kinh tọa, tai biến, ung thư …

Bạn từng mệt mỏi vì điều trị tại các Chuyên khoa- Bệnh viện lớn, Tốn rất nhiều tiền, dùng thuốc Đông – Tây Y nhưng kết quả vẫn không được như mong đợi.

Hãy một lần thử với dòng sản phẩm NONI JUICE của tập đoàn Quốc Tế TAHITIAN NONI INTERNATIONAL của Mỹ.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN CÓ MỘT SỨC KHỎE TUYỆT HẢO VÀ KHÔNG BAO GIỜ CÒN PHẢI LO LẮNG VỀ BỆNH TẬT CỦA MÌNH NỮA – SẢN PHẨM NONI JUICE CỦA TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ TAHITIAN NONI SẼ GIÚP ĐƯỢC CHO BẠN. Mời vào xem ngay: http://www.BiQuyetSucKhoeTuyetHao.com